Chỉ Số Sợ Hãi Và Tham Lam (Fear & Greed Index) Là Gì? Chỉ Số Này Nói Lên Điều Gì?

Junko
14/11/20233 phút

Tham lam & Sợ hãi (Fear & Greed Index) là một chỉ báo quan trọng về tâm lý thị trường. Đúng như tên gọi của nó chỉ số này cho ta biết tâm lý chung của thị trường đang THAM LAM hay SỢ HÃI. Đây có thể coi là 2 thái cực cảm xúc xuất phát từ tâm lý đám đông chi phối toàn bộ thị trường tài chính nói chung cũng như thị trường crypto nói riêng.

Chỉ số sợ hãi và tham lam là gì?

Chỉ số sợ hãi và tham lam (Fear & Greed Index) là ghi nhận về trạng thái tâm lý sợ hãi và tham lam của nhà đầu tư được trang CNNMoney (CNN Business) phát triển cho thị trường chứng khoán, bởi vậy trang web này cũng sẽ thống kê giám sát chỉ số sợ hãi và tham lam.

Chỉ số này hoàn toàn có thể đo lường và thống kê dựa trên thang điểm từ 0 đến 100. Trong đó điểm 0 cho thấy sự sợ hãi tột độ, trong khi điểm 100 cho thấy sự tham lam tột cùng. Điểm 50 chứng minh thị trường có phần trung tính.

Một thị trường đầy sợ hãi có thể là một dấu hiệu cho thấy tiền mã hóa hoặc cổ phiếu đang bị định giá thấp. Quá nhiều sợ hãi trong một thị trường có thể dẫn đến tình trạng bán tràn lan và hoảng loạn quá mức. Sợ hãi không đồng nghĩa với việc thị trường đã đi vào một xu hướng giảm giá dài hạn. Thay vào đó, bạn có thể coi đó như một căn cứ tham chiếu ngắn hạn hoặc trung hạn cho tâm lý thị trường tổng thể.

Những yếu tố tạo nên chỉ số Fear & Greed Index

Để tạo nên Fear & Greed Index, Alternative.me đã sử dụng 6 thông số sau:

  • Voltality (25%): Được đo lường bằng cách so sánh mức độ biến động giá hiện tại và mức giảm giá tối đa của BTC với các giá trị trung bình tương ứng của 30 ngày và 90 ngày trước đó.
  • Market Momentum/Volume (25%): Kết hợp giữa động lượng và khối lượng giao dịch hiện tại của BTC, sau đó so sánh với mức trung bình của 30 ngày và 90 ngày trước đó.
  • Social Media (15%): Chỉ số này dựa trên các chỉ số mạng xã hội như like, hashtag, những điều mọi người đang nói về, số lượng bài đăng,... Do đó, nếu các chỉ số trên tăng, tương ứng với thị trường dần trở nên tham lam. Hiện tại chỉ có đo trên Twitter.
  • Dominance (10%): Dominance ở đây là của BTC, nghĩa là thị phần của BTC đang chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, hay còn gọi là BTC Dominance.
  • Trend (10%): Alternative.me lấy dữ liệu của Google Trend cho các truy vấn tìm kiếm liên quan đến Bitcoin khác nhau và xử lý những con số đó, đặc biệt là sự thay đổi của khối lượng tìm kiếm cũng như các tìm kiếm phổ biến khác được đề xuất.
  • Khảo sát (15%) - hiện đã tạm ngừng: Alternative.me sử dụng nền tảng bỏ phiếu strawpoll.com để thăm dò ý kiến của mọi người về thị trường. Strawpoll.com cũng thuộc Alternative.me

Greed (Tham lam) và Fear (Sợ hãi) chi phối thị trường tài chính như thế nào?

Thị trường về cơ bản có 2 nguồn lực lớn nhất giằng co, mâu thuẫn và đối lập nhau đó là:

  • Greed (Tham lam): gắn liền với sự lạc quan (Optimism)
  • Fear (Sợ hãi): gắn liền với sự bi quan (Pessimism)

Khi Greed thắng thế, người ta có xu hướng lạc quan, ví dụ về giá $BTC sẽ go to the moon, BTC target $100K, $BTC còn có thể tiếp tục tăng nữa đại loại là có niềm tin rằng sẽ còn có người sẵn sàng trả cao hơn giá hiện tại → Nhiều người mua hơn người bán → Giá tăng ⬆️.Ngược lại, khi Fear thắng thế, người ta có xu hưởng trở nên bi quan, tất cả đều nghĩ $BTC đều sẽ xuống dưới $30K chẳng hạn hoặc còn tệ hơn thế, mọi người tin có thể bán đi chờ mua ở giá rẻ hơn giá hiện tại → Nhiều người bán hơn người mua → Giá giảm ⬇️.

Tuy nhiên, có 1 điểm quan trọng là hai nguồn lực Greed & Fear này lại có tốc độ ảnh hưởng khác nhau.

  • Greed cần tích tụ trong thời gian dài → Đẩy thị trường lên dần dần.
  • Fear ngược lại kích hoạt chỉ trong thời gian ngắn → Làm giá giảm và kích hoạt bán tháo nhanh chóng (panic sell)

Ở thị trường tài chính chúng ta được nghe về việc “Lên thang bộ, xuống thang máy” là vì lý do này. Khi Greed được tích luỹ lên tới đỉnh điểm - nơi mà mọi thứ bắt đầu đạt tới mức undervalue tức là được định giá quá cao so với giá trị thật mà cách nói hình ảnh chúng ta hay gọi là ‘bong bóng nổ tung’. Đó là lúc không còn dòng tiền mới vào, không còn ai sẵn sàng là “gà” để trả giá cao hơn nữa → đánh dấu sự đảo chiều từ Greed sang Fear.

Loài người tóm lại vẫn là một loài động vật bầy đàn nên Greed & Fear trong tâm lý đám đông vẫn có một sức mạnh rất lớn. Thị trường tài chính khi quá SỐT hoặc quá HOẢNG LOẠN thì đa số là vận hành theo tâm lý con người và đó là lý do thứ làm thị trường lên hoặc xuống trong ngắn hạn đôi khi chỉ là những tin đồn thổi.

Áp dụng vào thị trường crypto?

Với việc hiểu về Fear & Greed như ở trên ta hoàn toàn có thể ứng dụng vào để đưa ra những chiến lược riêng phù hợp với kế hoạch của bản thân. Mình rút ra được vài điều cho riêng mình thế này:

  • Trade đánh ngắn thì nên tuân thủ chặt kỷ luật Dừng lỗ (Stoploss), vì không ai biết nỗi sợ của con người khi được kích hoạt sẽ gây ra bán tháo đẩy giá xuống nhanh như thế nào. Không stoploss thì chỉ còn cái nịt!
  • Sợ hãi khi người khác tham lam hay thời điểm chốt lời tốt nhất là khi mọi người bắt đầu khoe lãi.
  • Tham lam khi người khác sợ hãi. Khi ai cũng nói nó tiếp tục xuống nữa, chờ bắt ở giá này hay bi quan về thị trường thì khả năng đó là tín hiệu gần đáy rồi. Điều này cũng tương đối dễ giải thích vì nếu một đồng muốn được bơm thì chắc chắn cá mập đã phải gom đủ hàng hay rũ hết cá con nhẹ thuyền mới dễ bay ^^
Ví dụ như ở hình ảnh là dữ liệu Fear & Greed Index trong 1 năm
Ví dụ như ở hình ảnh là dữ liệu Fear & Greed Index trong 1 năm
Còn đây là giá Bitcoin trong 1 năm.
Còn đây là giá Bitcoin trong 1 năm.
  • Nhìn lên trên xong nhìn lại xuống dưới mọi người cũng có thể thấy sự tương quan giữa chỉ số Fear & Greed Index với giá của BTC.

Cách vượt qua nỗi sợ hãi và lòng tham trong giao dịch

Có một số cách để nhà đầu tư có thể kiểm soát cảm xúc và vượt qua nỗi sợ hãi và tham lam bao gồm:

  • Có kế hoạch đầu tư: Việc đầu tư cảm tính, không có kế hoạch nguyên nhân chính dẫn đến việc phát sinh những cảm xúc tiêu cực. Do đó, nhà đầu tư cần có một kế hoạch rõ ràng và tính kỷ luật cao để thực hiện.
  • Giảm khối lượng giao dịch: Theo nhà chiến lược tiền tệ DFX. James Stanley: “Một trong những cách dễ nhất để giảm tác động cảm xúc của các giao dịch là giảm khối lượng giao dịch của bạn”. Khối lượng giao dịch càng lớn, nhà đầu tư càng căng thẳng. Điều này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực trong quá trình giao dịch.
  • Tạo nhật ký giao dịch: Nhà giao dịch có thể thiết lập nhật ký giao dịch ghi chép lại toàn bộ các giao dịch đã thực hiện. Từ đó, có những đánh giá đúng đắn, khắc phục những chiến lược không hiệu quả. Cách làm này cũng giúp loại bỏ những cảm xúc khi đánh giá kết quả giao dịch và loại bỏ những chiến lược không thành công.

Email Của Bạn

Sao Chép Liên Kết

Đang đọc

Chỉ Số Sợ Hãi Và Tham Lam (Fear & Greed Index) Là Gì? Chỉ Số Này Nói Lên Điều Gì?

Chỉ Số Sợ Hãi Và Tham Lam (Fear & Greed Index) Là Gì? Chỉ Số Này Nói Lên Điều Gì?