Những Hình Thức Lừa Đảo Trong Thị Trường Crypto

Junko
14/11/20233 phút

Trong những năm gần đây, tiền điện tử đã có những bước tiến đáng kể trên còn đường phát triển của mình. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này qua sự tăng trưởng giá trị mạnh mẽ của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Tiền điện tử đã trở thành một trong những kênh đầu tư có tỷ suất lợi nhuận khá cao so với các thị trường truyền thống. Nhưng thị trường này cũng đồng thời là nơi được các đối tượng lừa đảo Crypto đặc biệt chú ý đến.

Các hình thức lừa đảo Crypto trong thị trường

Trang web mạo danh

Hiện nay, có một số lượng các trang web đã được thiết kế giống với các trang web chính thống của các dự án. Khi truy cập vào trang web của các dự án, các bạn nên chú ý biểu tượng ổ khóa nhỏ cho biết bảo mật gần thanh URL và “https” trong địa chỉ trang web để chắc chắn rằng trang web mình đang truy cập là thật.

Đột nhiên nhận được lượng token giá trị lớn

Vào nửa cuối năm 2021 xuất hiện một hình thức mới, đó là ví người dùng đột nhiên nhận được một lượng token lạ với giá trị rất cao (khoảng vài nghìn đến vài chục nghìn đô), điều đặc biệt là gần như ví ai cũng được nhận.

Nhưng khi họ bán ra sàn DEX thì không được. Nhưng một lúc sau, tất cả tài sản trong ví đó sẽ bị biến mất. Đó là do kẻ lừa đã đã thiết lập Smart Contract có thể lấy hết tài sản người dùng khi họ nổi lòng tham và muốn bán số token này.

Việc kẻ lừa đảo gửi token vào ví anh em là điều không thể cấm, nhưng có một cách giải quyết rất đơn giản, đó là mặc kệ nó, đừng thao tác bất kì hành động gì lên số token này như gửi, nhận, mua bán, trao đổi,…

Các dự án Fake ICOs

Trong một nghiên cứu gần đây, 80% các ICO thực hiện vào năm 2017 được xác định là lừa đảo.

Một hình thức ICO scam điển hình khác chỉ đơn giản là liệt kê hồ sơ team Dev hoặc cố vấn (Advisor), có thể liên quan với chứng khoán hoặc từ các cố vấn nổi tiếng.

Hình ảnh của các thành viên trong nhóm có thể dễ dàng được tìm kiếm trên Google. Nếu anh em tìm thấy một sự trùng khớp tên của ai đó trong team, có khả năng đó là một ICO scam.

Ứng dụng di động giả mạo

Một cách phổ biến khác mà những kẻ lừa đảo lừa các nhà đầu tư tiền điện tử là thông qua các ứng dụng giả mạo có sẵn để tải xuống thông qua Google Play và Apple App Store. Mặc dù các bên liên quan thường có thể nhanh chóng tìm thấy các ứng dụng giả mạo này và xóa chúng, nhưng cũng có rất nhiều người dùng bị lừa với các ứng dụng này.

Quảng cáo lừa đảo

Hãy chú ý đến các quảng cáo dẫn đến các trang web lừa đảo. Các ví dụ gần đây bao gồm quảng cáo Google Ads cho các sàn giao dịch giả mạo.

Luôn đánh dấu trang URL hợp pháp và không truy cập các URL khác ngay cả khi chúng trông giống nhau.

Các tiện ích mở rộng của Chrome như Metamaskgiúp tránh các trang web lừa đảo.

Tweet tin giả và các cập nhật trên mạng xã hội khác

Nếu các bạn đang theo dõi những người nổi tiếng và các giám đốc điều hành trên mạng xã hội, bạn không thể chắc chắn rằng mình không theo dõi các tài khoản mạo danh. Điều tương tự cũng áp dụng cho tiền điện tử, nơi các bot mạo danh, độc hại đang tràn lan. Đừng tin tưởng vào những lời đề nghị đến từ Twitter hoặc Facebook.

Nếu ai đó trên các nền tảng này yêu cầu dù chỉ một lượng nhỏ tiền điện tử của bạn, thì có khả năng bạn sẽ không bao giờ lấy lại được.

Lừa đảo Crypto qua Email

Các email lừa đảo Crypto ngày nay sẽ giống y hệt các email mà bạn nhận được từ một công ty tiền điện tử hợp pháp, hãy cẩn thận trước khi đầu tư tiền kỹ thuật số của bạn. Khi nhận được các email về tiền điện tử các bạn nên kiểm tra tính xác thực của nó. Nếu bạn nghi ngờ về một email, hãy hỏi một người làm việc ở đó. Và đừng bao giờ nhấp vào một liên kết trong tin nhắn để đến một trang web.

Những kẻ lừa đảo thường công bố các ICO giả mạo, như một cách để đánh cắp tài sản tiền điện tử. Đừng rơi vào những lời mời chào qua email và trang web giả mạo này. Hãy dành thời gian của bạn để xem qua tất cả các chi tiết.

Giả mạo các team support

Một hình thức lừa đảo khác, những nhóm này giả danh là nhóm hỗ trợ của một dự án hoặc một sàn giao dịch lớn và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tiền gửi hoặc khóa cá nhân (Private Key).

Lừa đảo Crypto qua Telegram

Những kẻ lừa đảo sẽ vào các cộng đồng Telegram lớn sau đó lấy thông tin thành viên và thực hiện thao tác gửi tin nhắn hàng loạt với nội dung các cơ hội đầu tư vào các dự án tiền điện tử tiềm năng với lợi nhuận rất cao cùng với chiêu bài thời gian để chuyển tiền và tham gia cơ hội đầu tư có giới hạn để hối thúc bạn chuyển tiền.

Giả mạo các team support

Một hình thức lừa đảo khác, những nhóm này giả danh là nhóm hỗ trợ của một dự án hoặc một sàn giao dịch lớn và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tiền gửi hoặc khóa cá nhân (Private Key).

Mời gọi tham gia các dự án đa cấp – MLM – Ponzi

Trong vài năm gần đây, các dự án đa cấp hoạt động theo mô hình lending xuất hiện khá nhiều. Đặc điểm nhận biết của hình thức lừa đảo này các dự án này là khi vào gói đầu tư bạn sẽ nhận được lãi suất cực kì cao và sẽ hoàn vốn trong thời gian ngắn. Chủ dự án sẽ lấy tiền của nhà đầu tư trước để trả cho nhà đầu tư sau, đến một lúc nào đó khi không đủ dòng tiền để trả cho nhà đầu tư nữa thì hệ thống sẽ sụp đổ. Bitconnect, Onecoin là các dự án lừa đảo tiêu biểu hoạt động theo.

Pump and dump

Giống như phương pháp bơm và bán phá giá trên thị trường chứng khoán, một số kẻ lừa đảo sẽ thổi phồng giá trị của một loại tiền tệ bằng cách lừa các nhà đầu tư mua vào, sau đó bán cổ phiếu của chính họ khi giá đang ở mức cao.

Tiền đề là việc tạo ra một loạt nhu cầu đối với một tài sản – bằng cách thuyết phục nhiều người đặt lệnh mua – sẽ làm tăng giá trị của tài sản đó. Khi những người trong cuộc bán các vị thế của họ để thu lợi nhuận lớn, giá trị nhân tạo sẽ nhanh chóng giảm xuống và những người còn lại nắm giữ tài sản sẽ bị tổn thất lớn đối với tài sản của họ.Đôi khi những kế hoạch này được dàn dựng bởi một nhóm các nhà đầu tư bất chính cố tình thao túng thị trường vì lợi nhuận tập thể của họ.

Đôi khi các nhà đầu tư vô tình bơm giá trị của một loại tiền tệ mà một kẻ lừa đảo đã thuyết phục họ là khoản đầu tư nóng tiếp theo. Không biết về kế hoạch này, họ không bán được trước khi giá giảm, và chỉ những kẻ lừa đảo mới kiếm được lợi nhuận.

Để tránh trở thành nạn nhân của kế hoạch này, đừng bao giờ đầu tư vào thứ gì đó dựa trên tiền hoa hồng từ một người được trả tiền để giới thiệu với bạn biết về nó.

Link bán token giả mạo

Dựa trên trào lưu IDO với lợi nhuận khủng, kẻ xấu sẽ tạo ra các đường link bán token IDO, mà trong đó yêu cầu người dùng chuyển tiền trước.

Tấn công DNS

Tấn công DNS là một hình thức chuyển hướng địa chỉ website mà người dùng truy cập vào. Ví dụ: bạn muốn truy cập vào binance.com nhưng thực tế bạn đang bị điều hướng sang địa chỉ IP giả mạo.

Những địa chỉ IP giả mạo này được những kẻ tấn công chuẩn bị trước nhằm ăn cắp thông tin tài khoản của người dùng.

Giả mạo quỹ đầu tư để kêu gọi Pool hoặc lừa đảo qua OTC

Hiện nay, có rất nhiều thành phần lập các group telegram giả mạo các quỹ đầu tư để thực hiện các hành vi lừa đảo như: kêu gọi thành viên gửi tiền tham gia Private Sale hoặc lập các account telegram giả mạo để thực hiện giao dịch OTC. Khi người dùng chuyển tiền cho các đối tượng và sau đó đòi quyền lợi thì sẽ bị block.

Các loại phần mềm độc hại

  • Crypto – Malware: đây là chương trình thực hiện việc đào tiền điện tử. Phần mềm độc hại là một trong những mối đe dọa và nó đặc biệt tinh vi bởi vì, không giống như ransomware, nó có thể tiếp tục thực hiện công việc của mình mà hoàn toàn không bị phát hiện. Mục tiêu của phần mềm độc hại không phải là để đánh cắp dữ liệu – mà nó phải ở nguyên vị trí càng lâu càng tốt, dùng tài nguyên máy tinh của bạn để đào tiền điện tử.
  • Ransomware: Đây là một loại chương trình độc hại được thiết kế để mã hóa hệ thống và các tệp của nó, yêu cầu trả tiền chuộc để giải mã dữ liệu của bạn. Có rất nhiều chương trình ransomware yêu cầu người dùng thanh toán bằng tiền điện tử để mở khoá dữ liệu của mình.

Nhận biết lừa đảo để phòng tránh

Hứa hẹn mang lại lợi nhuận khủng

Luôn ghi nhớ rằng nếu điều đó nghe có vẻ quá tốt thì có thể nó không đúng. Nói một cách đơn giản, hãy luôn nghi ngờ về bất kỳ dự án nào mang lại lợi nhuận cao cho khoản đầu tư của anh em.

Mời thêm nhiều người dùng

Nghi ngờ và nghi ngờ: Khi anh em được yêu cầu mời những người khác tham gia, đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng đó là một dự án Ponzi. Hãy nhớ rằng các chương trình liên kết là luôn tự nguyện.

Hỏi Private Keys của anh em

Không bao giờ chia sẻ mật khẩu, khóa riêng tư (Private Keys) hoặc cụm từ bảo mật (security phrases) của anh em. Bất kỳ cá nhân, dự án hoặc ICO nào yêu cầu mật khẩu, khóa riêng tư hoặc cụm từ bảo mật của anh em đều là lừa đảo.

Đã từng lừa đảo

Lừa đảo sẽ luôn là lừa đảo. Nếu một dự án hoặc một công ty khởi nghiệp hoặc một cá nhân đã bị cáo buộc là lừa đảo trong quá khứ, hãy cẩn thận vì có thể chúng lại là một trò lừa đảo.

Nhóm dự án

Đừng tin vào các bài báo hoặc một trang web của một dự án. Điều quan trọng nhất là xác minh rằng nhóm có hồ sơ LinkedIn và thực hiện kiểm tra xác thức lý lịch đầy đủ với Google và Twitter / Facebook. Nếu thông tin về nhóm không được công khai thì rất có thể đó là một trò lừa đảo.

Trang web sơ xài

Hãy nhìn lại một lần nữa vào ví dụ về link rao bán token lừa đảo, có thể thấy thiết kế trang web nhìn rất sơ xài, và màu sắc cũng không có sự đầu tư. Coin98 với tông màu chủ đạo là vàng đen, nhưng trang web lại là màu xám, nhìn khá là “rẻ tiền”.

Tổng kết

Những kẻ lừa đảo có rất nhiều kỹ thuật để chiếm đoạt tiền từ những người dùng tiền điện tử mất cảnh giác. Để tránh xa những trò lừa đảo phổ biến nhất, bạn cần phải thường xuyên cảnh giác và nhận thức được các mô hình lừa đảo mà chúng thường sử dụng. Luôn kiểm tra xem bạn có đang sử dụng các trang web/ứng dụng chính thức hay không và hãy nhớ rằng: nếu một khoản đầu tư nghe có vẻ quá tốt đến mức khó tin, thì có thể đó là một trò lừa đảo.

Email Của Bạn

Sao Chép Liên Kết

Đang đọc

Những Hình Thức Lừa Đảo Trong Thị Trường Crypto

Những Hình Thức Lừa Đảo Trong Thị Trường Crypto